Dùng đạo hàm để tính giới hạn của hàm số

1. Định nghĩa đạo hàm   Cho hàm số $y=f(x)$ xác định trên khoảng $(a;b)$ và điểm $x_0\in (a;b)$.  Giới hạn hữu hạn, nếu có của tỷ số $\dfra...

1. Định nghĩa đạo hàm 

Cho hàm số $y=f(x)$ xác định trên khoảng $(a;b)$ và điểm $x_0\in (a;b)$. 
Giới hạn hữu hạn, nếu có của tỷ số $\dfrac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}$ khi $x$ dần đến $x_0$ được gọi là đạo hàm của hàm số đã cho tại điểm $x_0$, ký hiệu là $f^{'}(x_0)$. Vậy $$f^{'}(x_0)=\lim\limits_{x\to x_0}\dfrac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}$$


Ảnh: Math2IT
2. Tính giới hạn bằng đạo hàm

Ví dụ 1: Tính giới hạn $I=\lim\limits_{x\to 1}\dfrac{\sqrt{5-x}-\sqrt[3]{x^2+7}}{x^2-1}$.

Cách 1: Ta biến đổi giới hạn đã cho thành $$\lim\limits_{x\to 1}\dfrac{\sqrt{5-x}-2}{x^2-1}+\lim\limits_{x\to 1}\dfrac{2-\sqrt[3]{x^2+7}}{x^2-1}$$
Sau đó dùng cách nhân với lượng liên hợp để khử dạng vô định $\dfrac{0}{0}$.

Cách 2: Xét hàm số $f(x)=\sqrt{5-x}-\sqrt[3]{x^2+7}\Longrightarrow f(1)=0.$
Ta có: $f^{'}(x)=\dfrac{-1}{2\sqrt{5-x}} -\dfrac{2x}{3\sqrt[3]{(x^2+7)^2}}\Longrightarrow f^{'}(1)=-\dfrac{5}{12}.$
Khi đó ta viết lại $I= \dfrac{\lim\limits_{x\to 1}\dfrac{f(x)-f(1)}{x-1}}{\lim\limits_{x\to 1}(x+1)}=\dfrac{f^{'}(1)}{2}=-\dfrac{5}{24}$.

Ví dụ 2: Tính giới hạn $J=\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{\sqrt{2x+1}-\sqrt[3]{x^2+1}}{\sin x}$.

Cách 1: Viết lại $J=\lim\limits_{x\to 0}\Biggl(\dfrac{\sqrt{2x+1}-1}{x}+\dfrac{1-\sqrt[3]{x^2+1}}{x}\Biggr).\dfrac{x}{\sin x}$.
Sau đó dùng lượng liên hợp và giới hạn quen thuộc $\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{ x}{\sin x}=1$.

Cách 2: Xét hàm số $f(x)=\sqrt{2x+1}-\sqrt[3]{x^2+1}\Longrightarrow f(0)=0.$
Ta có: $f^{'}(x)=\dfrac{1}{\sqrt{2x+1}} -\dfrac{2x}{3\sqrt[3]{(x^2+1)^2}}\Longrightarrow f^{'}(0)=1.$
Khi đó ta viết lại $J= \dfrac{\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{f(x)-f(0)}{x-0}}{\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{\sin x}{x}}=\dfrac{f^{'}(0)}{1}=1$. 

Ví dụ 3: Tính giới hạn $K=\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{1-\sqrt{2x+1}+\sin x}{\sqrt{3x+4}-2-x}$. 

Xét hai hàm số $$f(x)=1-\sqrt{2x+1}+\sin x, g(x)=\sqrt{3x+4}-2-x$$
Ta viết lại $K=\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{\dfrac{f(x)-f(0)}{x-0}}{\dfrac{g(x)-g(0)}{x-0}}=\dfrac{f^{'}(0)}{g^{'}(0)}=0$.

Ví dụ 4: Tính giới hạn $L=\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{\mathrm{e}^{\sin 2x}-\mathrm{e}^{\sin x}}{\sin x}$. 

Hướng dẫn: Biến đổi $L=\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{\mathrm{e}^{\sin 2x}-\mathrm{e}^{\sin x}}{\sin x}=\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{\dfrac{\mathrm{e}^{\sin 2x}-\mathrm{e}^{\sin x}}{x-0}}{\dfrac{\sin x}{x}}=1$.

Lưu ý: Ta cũng có thể biến đổi về dạng $L=\lim\limits_{x\to 0}\Biggl(2\cos x\dfrac{\mathrm{e}^{\sin 2x}-1}{\sin 2x}-\dfrac{\mathrm{e}^{\sin x}-1}{\sin x}\Biggr)$.
Sau đó dùng giới hạn quen thuộc $\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{\mathrm{e}^x-1}{x}=1.$
 

Ví dụ 5: Tính giới hạn $M=\lim\limits_{x\to \frac{\pi}{4}}\dfrac{\sqrt[3]{\tan x}-1}{2\sin^2x-1}$.

Đặt $
\begin{cases}
f(x)=\sqrt[3]{\tan x}-1\\
g(x)=2\sin^2x-1
\end{cases}\Longrightarrow \begin{cases}
f(\frac{\pi}{4})=0,g(\frac{\pi}{4})=0\\
f^{'}(\frac{\pi}{4})=2/3,g^{'}(\frac{\pi}{4})=2
\end{cases}
$

Từ đó $
M=\lim\limits_{x\to \frac{\pi}{4}}\dfrac{\dfrac{\sqrt[3]{\tan x}-1}{x-\frac{\pi}{4}}}{\dfrac{2\sin^2x-1}{x-\frac{\pi}{4}}}=\dfrac{f^{'}(\pi/4)}{g^{'}(\pi/4)}=\dfrac{1}{3}
$. 


Ví dụ 6: Tính giới hạn $N=\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{\left ( x^2+2001 \right )\sqrt[9]{1-5x}-2001}{x}$.  

Đặt $f(x)=\left ( x^2+2001 \right )\sqrt[9]{1-5x}-2001$. Khi đó $f(0)=0$.
Ta có $f^{'}(x)=2x\sqrt[9]{1-5x}-\dfrac{5\left ( 2001+x^2 \right )}{9\sqrt[9]{\left ( 1-5x \right )^8}}\Rightarrow f^{'}(0)=\dfrac{-5.2001}{9}$. 
Biến đổi $N=\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{f(x)-f(0)}{x-0}=f^{'}(0)=\dfrac{-5(2001)}{9}$.


Bài tập tự luyện: Tính các giới hạn sau

a) $I=\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{\sqrt{1+2x}-\sqrt[3]{1+3x}}{x^2}$

b) $J=\lim\limits_{x\to 0}\dfrac{3^{x^2}-\cos x}{x^2}$
Theo Toán học và Tuổi trẻ 

Author: DoiGuocMoc

Sự yên lặng - Tôi thích nó. Tôi thường xuyên thức khuya, tìm kiếm một thứ gì đó, mà tôi chẳng biết nó là gì. ... Tôi thật buồn cười, thích nói nhưng lại ít nói.

YOU MAY LIKE:

0 Comments Đăng nhận xét